Sức mạnh của kẻ yếu

Bối cảnh

Ở một vùng đất giả tưởng nọ tồn tại 3 quốc gia, Đỏ, Lam và Vàng. Ba quốc gia này luôn so kè với nhau để giành quyền kiểm soát vùng đất trung tâm, nơi có trữ lượng tài nguyên vô cùng lớn. Người dân của mỗi quốc gia có những đặc trưng đáng tự hào của riêng mình. Với Đỏ, đó là bản lĩnh và sức mạnh lấn át. Với Vàng, đó là sự nhanh nhạy và chính xác. Còn với Lam, đó là tinh thần đoàn kết và bao dung.

Tranh chấp kéo dài đã dẫn đến kết quả không thể tránh khỏi: một cuộc đối đầu trực tiếp giữa ba quốc gia. Họ giao kèo với nhau, mỗi bên sẽ cử ra 1 xạ thủ giỏi nhất của mình để tham gia một trận đấu sinh tử. Đề nghị này rõ ràng là bất lợi với Lam, vốn sức mạnh nằm ở tập thể chứ không phải cá nhân. Tuy nhiên, là một quốc gia yếu thế và hài hòa, Lam chấp nhận với điều kiện họ là người sẽ quyết định hình thức thi đấu. Tất nhiên hình thức sẽ chỉ được chốt khi đạt được sự đồng thuận của 3 nước.

Đỏ nhanh chóng tìm ra xạ thủ phù hợp, đó là một tay súng cừ khôi, với khả năng bắn trúng mục tiêu lên đến 80%. Vàng lúc này vô cùng đắc chí, bởi họ đã có trong tay quân át chủ bài cực mạnh. Xạ thủ Vàng là một xạ thủ lành nghề, cộng thêm bản tính nhanh nhạy và chính xác đặc trưng của quốc gia, anh có thể “bách phát bách trúng”, tức 100%. Về phía Lam, dù đã rất cố gắng tìm kiếm, họ cũng đành đặt cược hết vào anh xạ thủ lai, là sản phẩm của một mối tình trắc trở giữa chàng trai Lam và cô gái Vàng. Kể cả vậy, khả năng bắn trúng của anh chỉ ở 50%.

Tuy thế, Lam vẫn không bỏ cuộc. Họ vẫn còn một kế sách cuối cùng, nằm ở việc quyết định hình thức thi đấu. Sau khi nghiên cứu tính toán dựa trên các thông tin mật thu được về xạ thủ của các quốc gia, họ đề xuất:

Suy xét kỹ lưỡng, hai quốc gia còn lại nhận định thứ tự bắn như vậy là không công bằng. Lam cho rằng thứ tự như vậy là ưu tiên người yếu hơn, do đó hợp lý ở một khía cạnh nào đó. Kì kèo qua lại, ba quốc gia đồng thuận: thứ tự bắn sẽ được quyết định bằng một viên xúc xắc chuẩn (xác suất ra mỗi mặt là 1/6).

Và thế là cuộc đấu bắt đầu…

Phân tích

Ở đây, ta ký hiệu xạ thủ Lam, Đỏ, Vàng lần lượt là L, D và V.

Đầu tiên, chúng ta biết xác suất bắn trúng và trật của mỗi người là:

Gọi $P(S\mid XYZ)$ là xác suất người S thắng khi thứ tự bắn hiện tại là XYZ. Ví dụ $P(L\mid LDV)$ nghĩa là xác suất xạ thủ L sống sót khi thứ tự bắn hiện tại là Lam rồi đến Đỏ rồi đến Vàng.

Ta tính các xác suất thắng khi chỉ còn hai người chơi, tức các thứ tự có thể có là VL, VD, DV, DL, LD, LV. Lưu ý rằng khi chỉ còn hai người chơi thì không ai có lý do gì để bỏ lượt vì làm vậy sẽ chỉ tạo điều kiện thắng cho đối phương.

Ta tổng kết lại thành bảng sau:

  V D L
VL 1 0 0
VD 1 0 0
DV 1/5 4/5 0
DL 0 8/9 1/9
LD 0 4/9 5/9
LV 1/2 0 1/2

Dựa vào kết quả trên, ta tính xác suất thắng cho ba người bằng cách tính xác suất thắng cho xạ thủ đầu tiên trong thứ tự bắn, với mỗi xạ thủ có 3 lựa chọn là bắn 1 trong 2 người còn lại hoặc bỏ lượt. Có $3! = 6$ thứ tự bắn có thể VDL, VLD, DVL, LVD, DLV, LDV.

\[P(V \mid VLD) = P(L \mid VLD) = 0.5, P(D \mid VLD) = 0.\]

Ta tổng kết lại thành bảng:

  V D L
VDL, VLD, LVD 1/2 0 1/2
DVL, DLV, LDV 1/10 16/45 49/90

Với việc gieo xúc xắc để quyết định 1 trong 6 thứ tự trên, ta có xác suất thắng của xạ thủ là:

Như vậy, tuy là quốc gia yếu nhất, nhưng Lam vẫn có khả năng thắng cao cách biệt so với hai nước còn lại nếu chọn chiến thuật hợp lý. Một cách giải thích đơn giản cho việc này nằm ở việc, khi chơi tối ưu để sống sót, mỗi xạ thủ sẽ hướng đến việc trừ khử xạ thủ nguy hiểm hơn trong 2 xạ thủ đối phương. Chính do Lam là quốc gia yếu nhất nên Lam sẽ không bị nhắm đến cho đến khi hoặc Đỏ hoặc Vàng bị loại, và đặc biệt lúc đó Lam cũng có lợi thế đến lượt bắn. Quả nhiên với bộ 3 giá trị xác suất này thì Lam sẽ có được xác suất chiến thắng cao.

Ở những phần tới (nếu có), chúng ta sẽ đi qua một số hướng tiếp cận khác (nếu được), cũng như cố gắng tổng quát hóa cho bộ 3 giá trị xác suất bất kì (nếu được).

Còn tiếp (mong là vậy)…

Tham khảo